Lan đai châu hay còn gọi là Ngọc điểm thường cho hoa vào dịp tết đến xuân về; chính vì thế mà loài lan này được nhiều người chơi lan ưa chuộng. Ngọc điểm Đai châu Trắng tuyền và đỏ tuyền của rừng Việt nam là do đột biến, trong lúc thụ phấn gien lặn của hai màu này nổi lên nhưng cơ bản nhất là hương thơm đặc trưng vì rất hiếm nên giá khá cao.
I.Phân biệt lan đai châu đột biến qua mặt hoa
Theo GS Sagarik (Thái Lan) thì do sự phân bố của các đốm màu trên cánh hoa Ngọc điểm thì có thể tồn tại các dạng trong tự nhiên:
– Trắng đốm (dạng phổ biến nhất)
-Trắng tuyền: không có đốm màu nào
Do đó, chỉ có Đai châu Trắng tuyền rừng là lan đột biến vì nó rất khó tìm
1.Hương thơm và lá
Sự khác nhau cơ bản nhất là hương thơm. Ngọc điểm rừng dường như thơm hơn, đặc trưng hơn và rất hiếm nên đắt. Hiện tại thì đỏ rừng và trắng rừng cũng có đủ cả lá xếp, lá lướt, hoa cánh mai, cánh ba tiêu như các loại khác. Cũng như tất cả các loại đột biến khác chúng thường yếu hơn các loại bình thường, đòi hỏi chế độ chăm sóc phải chú ý hơn.
2.Phân biệt qua rễ
Thường thì đầu rễ xanh một màu hoặc trắng có một vòng ngấn tím mờ ở đoạn tiếp giáp với rễ già là hoa màu trắng, đầu rễ càng đen môi càng sẫm các loại bình thường màu tím hoặc tím nhạt tuy nhiên có những loại đột biến thì không theo quy luật nào cả.
II.Cách trồng lan Ngọc điểm đột biến
+ Trồng chậu: Bỏ một ít giá thể vào đáy chậu, đặt cây vào giữa chậu sau đó cho giá thể vào vừa đầy chậu sao cho cây không bị lay gốc và có độ thông khí.
Biện pháp phòng trừ:
– Tạo thông thoáng cho vườn, cắt bỏ những lá bệnh nặng và đem đi tiêu hủy
– Khi chăm sóc cần tránh gây vết thương cơ học
– Hạn chế tưới, bón phân cần giảm lượng đạm, tăng hàm lượng kali
– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện các loại thuốc sau: Physan 20SL (Quatenary Ammonium salts) liều lượng 1-2ml/lít; Kasuran 47WP (Kasugamycin + Copper Oxychloride) lượng dùng 2-3g/lít; Starner 20 WP (Oxolinic acid) lượng dùng 2-3g/lít.
* Bệnh thán thư: do nấm Colletotrichum sp
Bệnh thường phát sinh mạnh vào mùa mưa, ban đầu là chấm tròn nhỏ màu nâu, xung quanh có quầng vàng nhạt, sau đó lan rộng tạo đốm tròn màu nâu đậm và lõm xuống.
Biện pháp phòng trừ:
– Tạo thông thoáng cho vườn, cắt bỏ những lá bệnh nặng và đem đi tiêu hủy
– Ngưng bón phân đạm và các chất kích thích trong lúc cây lan bị bệnh
– Phun thuốc khi bệnh mới xuất hiện các loại thuốc sau: Altracol 70WP (Propineb), Kamsu 2SL (Kasugamycin), Dùng Physan 20SL (Quatenary Ammonium salts) kết hợp Amistar Top 325SC (azoxystrobin) liều lượng theo chỉ dẫn trên bao bì để đạt hiệu quả cao.